Lợi ích từ các công trình xanh là rất lớn, và xu hướng xây dựng các công trình này xuất phát từ sự tăng trưởng nhu cầu của ngành công nghiệp xây dựng và các hoạt động tiếp thị. Từ đó, tạo ra mong muốn tăng cường sự hiện diện của các sản phẩm dành riêng cho công trình xanh.
Cùng tìm hiểu cách thức cải thiện các tiêu chuẩn công trình xanh với những lời khuyên hữu ích từ các chuyên gia đầu ngành đến từ Jotun.
Tìm hiểu về các chứng nhận
Mặc dù chứng nhận công trình xanh có hiệu lực trong suốt thời gian sử dụng của tòa nhà, nhưng hiệu suất của tòa nhà không được duy trì trong thời gian dài nếu không bắt kịp các hoạt động mới và hiệu quả hơn tương ứng với các tiêu chuẩn của chứng nhận.
Ngành công nghiệp xây dựng xanh toàn cầu tăng trưởng gấp đôi sau mỗi ba năm và thị phần của các hoạt động xây dựng công trình xanh chiếm 24% trên toàn cầu và 60% ở một số quốc gia, do đó, nhu cầu về loại hình công trình xây dựng này sẽ tiếp tục gia tăng.
Các tòa nhà xây dựng mới hoặc được trang bị thêm đạt được các tiêu chuẩn, chẳng hạn như LEED (Thiết kế đạt chuẩn hàng đầu về Năng lượng và Môi trường) sẽ đảm bảo môi trường làm việc lành mạnh và cải thiện năng suất cho nhân viên, đồng thời tiết kiệm năng lượng và các tài nguyên khác.
Các nhà lãnh đạo trong ngành trên toàn cầu đã đưa tiêu chuẩn LEED trở thành hệ thống đánh giá công trình xanh được công nhận rộng rãi nhất trên thế giới, với 2,4 triệu feet vuông diện tích xây dựng được chứng nhận mỗi ngày.
Chứng nhận LEED được chia làm 4 cấp độ, tương đương với số điểm tương ứng của công trình tòa nhà đạt được. Bao gồm LEED Certified (40 – 49), Silver Certification (50-59), Gold Certification (60-79), và Platinum Certification (80 – 110 điểm)
Để chứng nhận một công trình xây dựng mới hoặc trang bị thêm đều phải đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt về: ưu tiên khu vực, hiệu quả sử dụng nước và năng lượng, vật liệu và tài nguyên, chất lượng môi trường trong nhà, ngoài ra còn một số yếu tố ít liên quan đến thiết kế.
Chìa khóa quan trọng để đạt được chứng nhận LEED là hiểu được nên chọn tiêu chí nào và tìm kiếm các sản phẩm đủ điều kiện để đáp ứng các tiêu chí này. Để tìm hiểu thêm, hãy truy cập trang web LEED.
Ngoài tiêu chuẩn LEED, BREEAM cũng là phương pháp đánh giá hàng đầu thế giới về quy hoạch tổng thể các dự án tiêu chuẩn công trình xanh, cơ sở hạ tầng và tòa nhà. BREEAM ghi nhận và phản ánh giá trị của các tài sản hoạt động tốt hơn trong suốt vòng đời của môi trường, từ xây dựng mới đến sử dụng, và tân trang. Để tìm hiểu thêm, hãy truy cập trang web BREEAM.
Tất cả thể hiện trong tính thẩm mỹ
Sao không xem xét danh sách tiêu chuẩn xanh của tòa nhà ngay từ bản vẽ thiết kế ban đầu? Đưa các tiêu chuẩn công trình xanh vào trong quy hoạch địa điểm và các chi tiết cụ thể khác, trong đó có khâu lựa chọn các dòng sơn phủ.
Jotun đã phát triển bộ giải pháp sơn phủ cho các công trình xanh, kết hợp với dòng sản phẩm có hàm lượng chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) thấp dành cho sơn tĩnh điện các công trình kiến trúc, sơn phủ chống cacbonat cho bê tông, sơn trang trí, sơn sàn, sơn bảo vệ chống cháy gốc cellulose và sơn công nghiệp đạt chuẩn LEED và BREEAM.
Các sản phẩm sử dụng cho Giải pháp Công trình Xanh đóng góp đạt điểm đánh giá LEED và BREEAM, và có thể giúp đạt tới 27% điểm LEED v4 cần thiết để tòa nhà được chứng nhận. Giải pháp công trình xanh của Jotun (GBS) là phương thức dễ dàng nhất hỗ trợ cho công việc thiết kế, chỉ định sản phẩm và bảo vệ các công trình xanh.